Tầm soát sớm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục sẽ giúp kịp thời phát hiện bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, khi nào nên thực hiện xét nghiệm là câu hỏi mà nhiều người còn thắc mắc.
>>Trước khi thế giới có vaccine – H vào năm 2021, yêu sao cho an toàn?
Báo cáo của Tổ chức y tế thế giới – WHO cho thấy, mỗi ngày cả thế giới có thêm 1 triệu ca mắc mới các bệnh liên quan tới đường tình dục. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân thường không biết mình mang bệnh cho đến khi bệnh đã vào giai đoạn nặng và có triệu chứng rõ ràng.
5 bệnh lây qua đường tình dục thường gặp
Trước đây, bệnh lây qua đường tình dục – Sexually transmitted diseases (STDs) – Sexually Transmissible Infections (STIs) được hiểu là những bệnh nhiễm trùng mắc phải khi có quan hệ tình dục. Song ngày nay, định nghĩa về nhóm bệnh này được mở rộng hơn. Ngoài tiếp xúc giữa hai bộ phận sinh dục, quá trình lây nhiễm còn xảy ra khi có sự tiếp xúc giữa với niêm mạc (mắt, miệng, họng, hậu môn…) của người này với dịch tiết sinh dục của người kia hoặc tiếp xúc tại vùng da bị tổn thương (HPV).
Dưới đây là những bệnh STDs phổ biến nhất:
- Bệnh lậu có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae, do vi khuẩn lậu gây ra. Bệnh nhân giai đoạn đầu sẽ không thấy có biểu hiện cụ thể. Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ thấy đau buốt khi tiểu, dương vật chảy mủ, sưng đau tinh hoàn.
Một triệu chứng bệnh lậu
- Bệnh giang mai do vi khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum gây ra. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tổn thương nhiều cơ quan như: khớp, da, thận, não, tai, mắt… thậm chí đe dọa cả tính mạng.
- HIV – căn bệnh thế kỷ, do virus HIV gây ra. Thời gian ủ bệnh có thể lên tới 6 tháng.
- Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra. Giống với HIV, con đường lây nhiễm của bệnh này cũng là qua quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, qua đường máu hay tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở.
- Bệnh viêm âm đạo do nhiễm khuẩn Trichomonas – một loại ký sinh trùng, dễ tồn tại trong nhiều môi trường. Khí hư nhiều, mùi hôi bất thường, có lẫn bọt khí, cổ tử cung viêm đỏ, mủn nát… là một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Khi nào nên thực hiện tầm soát bệnh qua đường tình dục?
Sàng lọc hay tầm soát STDs là việc tiến hành làm các xét nghiệm để kiểm tra xem một người có mắc bệnh hay không. Như đã nói, thông thường các bệnh lây qua đường tình dục sẽ không có biểu hiện cụ thể ở thời gian đầu. Vì vậy, sớm tiến hành các xét nghiệm là việc rất cần thiết.
Dù không có một thời điểm cụ thể nào để tầm soát STDs song những nhóm đối tượng sau nên chú ý hơn cả:
- Phụ nữ dưới 26 tuổi đã từng quan hệ tình dục;
- Phụ nữ lớn lớn quan hệ tình dục với nhiều người nhưng không dùng bao cao su;
- Người có quan hệ tình dục với nhiều người;
- Quan hệ đồng tính;
- Phụ nữ mang thai cần sàng lọc các bệnh: Giang mai, viêm gan B, HIV, chlamydia;
- Khi bị xâm hại tình dục;
- Với HIV, tất cả phụ nữ, nam giới và thanh thiếu niên đều nên làm xét nghiệm;
- Bất cứ khi nào bạn cảm thấy không an toàn, ngay cả khi đã sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Phòng tránh STDs như thế nào?
Bên cạnh việc làm xét nghiệm sàng lọc, để không trở thành bệnh nhân nhiễm STDs, mỗi người cần chủ động bảo vệ bản thân bằng cách:
- Có lối sống lành mạnh, không nên có nhiều bạn tình trong cùng 1 thời điểm
- Tiêm vắc xin phòng chống một số bệnh STDs như vắc xin phòng HPV và sùi mào gà, vắc xin viêm gan B,
- Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục
Là sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu bao cao su Thái Lan, Krabi được người dùng đánh giá cao bởi sự chất lượng, an toàn khi sử dụng. Sản phẩm được tạo thành từ mủ cao su tự nhiên, gel bôi trơn cao cấp trên nền tảng công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới.
Không chỉ có tác dụng ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn, phòng tránh STDs, bao cao su Krabi còn giúp các lứa đôi nhanh chóng đạt cực khoái, thỏa mãn mọi cung bậc cảm xúc. Với 6 dòng sản phẩm đa dạng: bao cao su có gai, bao cao su gân – gai – gel bôi trơn, bao cao su siêu mỏng, bao cao su siêu mỏng hương bạc hà, bao ca su kéo thời gian, cặp đôi có thể dễ dàng lựa chọn loại sản phẩm yêu thích, phù hợp với nhu cầu.