“Vẽ đường cho hươu chạy”, nên hay không?

Có nên “Vẽ đường cho hươu chạy” hay không cho đến nay vẫn còn là câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi. Vậy câu trả lời cho câu hỏi này nên là thế nào cho phù hợp?

“Vẽ đường cho hươu chạy” có cần thiết không?

Nhìn vào những con số liên quan tới việc trẻ vị thành niên nạo phá thai, có quan hệ tình dục quá sớm… chắc hẳn bất kỳ ai trong mỗi chúng ta đều giật mình. Nếu như nói rằng nguyên nhân của những sự việc đau lòng trên là do các em chưa được giảng giải, chỉ bảo thì không hoàn toàn đúng. Vậy phải chăng lý do thực sự ở đây chỉ là cách dạy, cách truyền đạt – cách tiếp nhận chưa thực sự phù hợp với lứa tuổi, với tình trạng?

co-nen-ve-duong-cho-huou-chay-01

 Rất nhiều phụ huynh đã đóng những kiến thức giới tính được cho là nhạy cảm như bao cao su, chuyện con trai con gái…

Tính tới thời điểm hiện tại ở nước ta, chưa có một mộn học về giới tính nào được giảng dạy chính thức mà mới chỉ trên cơ sở lồng ghép. Nếu xét theo chương trình của sách giáo khoa thì phải đến lớp 8, các em mới được tiếp xúc các thông tin liên quan tới cơ thể người. Thời điểm này là khi các em đã 14, 15 tuổi – một độ tuổi được xem là khá “muộn” để học về giới tính.

Ở các nước phương Tây, giáo dục giới tính là môn học được đưa vào giảng dạy từ rất sớm, được coi là môn học thực sự với thời lượng đáng kể. Bởi thế, tất cả những khác biệt, những thay đổi của cơ thể cũng như các hành động bảo vệ sự riêng tư đều được các em nắm rất kỹ. Xem xét một cách nghiêm túc thì chính nhờ những bài giảng, môn học này mà những vấn đề liên quan tới nạo phá thai, quan hệ tình dục không an toàn, nhiễm các bệnh tình dục… rất ít xảy ra khi các em vị thành niên.

Lớp học giới tính ở các nước phương Tây
Lớp học giới tính ở các nước phương Tây

Đưa ra những quan điểm trên để thấy rằng, việc giáo dục giới tính đúng tuổi, đúng giai đoạn hay nói cách khác là việc “vẽ đường cho hươu chạy” là việc làm cần thiết. Bởi thế, cha mẹ, nhà trường và những người chăm sóc con trẻ cần phải luôn kề vai sát cánh, đồng hành với những bài giảng lý thuyết lẫn thực tế trong suốt quá trình trẻ phát triển. Có như vậy, các em mới có thể nâng cao năng lực và sức mạnh bản thân, có thái độ và hành vi đúng mực trong các vấn đề giới tính.

co-nen-ve-duong-cho-huou-chay-03

“Vẽ đường cho hươu chạy” thế nào?

Vẽ đường cho hươu chạy đúng không phải là bảo con lên “hỏi anh google”. Vẽ đường cho hươu chạy đúng cũng không phải là vấn đề của riêng nhà trường, càng không phải là vấn đề thuộc về gia đình. Muốn vẽ được chính xác đường cho những chú hương thì cả nhà trường, gia đình và toàn xã hội cùng phải chung tay.

co-nen-ve-duong-cho-huou-chay-04

Đi tìm câu trả lời phù hợp nhất, bài viết xin phép được trích ý kiến của Th.S Nguyễn Thị Diệu Anh, Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM làm phần kết luận cho những câu hỏi đã nêu ở phần đầu: “Đừng đợi đến tuổi nào đó chúng ta mới nghĩ đến việc dạy trẻ về giới tính, mà ngay khi trẻ biết phân biệt mình là con gái hay con trai thì đó đã là lúc chúng ta phải bắt đầu. Dạy về giới tính cần được thường xuyên để trẻ có thể hiểu và nhớ lâu. Hơn hết, cha mẹ hãy là tấm gương về lối sống lành mạnh cho con trẻ. Điều đó thể hiện trong sinh hoạt, giải trí, tình thương yêu dành cho nhau, những giới hạn được đặt ra trong gia đình (giới hạn của cả người lớn). Chú ý về sự kín đáo và riêng tư cần thiết trong gia đình như ăn mặc, khi tắm, thay quần áo…”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *