Ngành công nghiệp bao cao su: Khi các ông lớn “giằng co” miếng bánh tỷ đô

Sức tiêu thụ ngày một gia tăng, lợi nhuận cực khủng, thị trường bao cao su trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang sôi động hơn bao giờ hết.

>>Bạn đã biết quá trình ra đời của chiếc bao cao su?

Với sự phát triển của kinh tế, xã hội, những quan niệm về bao cao su cũng có sự thay đổi lớn, mọi người đã cởi mở hơn với việc sử dụng sản phẩm này. Bao cao su giờ đây không còn là chủ đề cấm kỵ hay đáng xấu hổ. Không chỉ là biện pháp phòng tránh thai, ngăn ngừa lây nhiễm HIV và các bệnh tình dục hiệu quả nhất, bao cao su còn thúc đẩy, khuyến khích quan hệ tình dục, mang đến những khoái cảm cho cặp đôi.

Vì lẽ đó, sức tiêu thụ bao cao su trên toàn thế giới và ở Việt Nam không ngừng tăng lên mỗi năm, trở thành ngành công nghiệp đáng giá triệu đô mà bất cứ người người thèm muốn.

Sản xuất bao cao su – ngành công nghiệp tỷ đô

Năm 2018, ngành công nghiệp sản xuất bao cao su toàn cầu được định giá khoảng 7,9 tỷ USD, mức tiêu thụ lớn nhất tập trung ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ. Trong giai đoạn 2019 – 2024, tốc độ tăng trưởng kép của ngành công nghiệp bao cao su có thể lên tới 8.5%, trong đó sản phẩm dành cho nữ ước đạt 20%.

Ngành công nghiệp bao cao su: Khi các ông lớn "giằng co" miếng bánh tỷ đô

Động lực tăng trưởng của thị trường xuất phát từ nhiều lý do, song trước tiên phải kể đến sự gia tăng nhu cầu sử dụng bao cao su ở các thị trường châu Á Thái Bình Dương như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ; các nước Mỹ Latin; châu Phi. Nền kinh tế phát triển, nhận thức về việc phòng tránh thai, HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD) đã thúc đẩy việc sử dụng bao cao su nhiều hơn ở cả nam giới và nữ giới.

Bên cạnh đó, sự tác động của các tổ chức y tế cộng đồng, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức toàn cầu cũng góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng của thị trường.

Tại Ấn Độ, bao cao su được Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình phát miễn phí cho các nhóm có nguy cơ mắc bệnh tình dục cao. Năm 2018 – 2019, chính phủ Uganda tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 6,4 triệu USD  vào cao su nhằm kiềm chế tai họa HIV/AIDs ở nước này.

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cũng dự tính sẽ chi khoảng 27,5 tỷ USD vào năm 2030 để mua bao cao su nam giới với mục tiêu cải thiện chương trình kế hoạch hóa gia đình tại 81 quốc gia. Dự kiến số bao cao su này ​​sẽ đáp ứng được 90% nhu cầu sử dụng, giúp ngăn chặn 17 triệu ca nhiễm HIV, 700 triệu ca STI và 420 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn.

Ông lớn nào đang chiếm lĩnh thị phần bao cao su thế giới?

Dù có giá trị hàng tỷ USD song thị trường bao cao su hiện chỉ do một số tập đoàn như Reckitt Benckiser, Church & Dwight, LifeStyles Holdco, Okamoto… chi phối. Trong đó, Reckitt Benckiser chính là “cha đẻ” của Durex, thương hiệu “áo mưa” hơn 100 năm tuổi đến từ nước Anh chiếm tới 26% thị phần trên toàn cầu.

Theo thống kê, mỗi năm có hơn 1 tỷ sản phẩm của Durex được sản xuất từ 17 nhà máy của hãng trên khắp thế giới. Đứng thứ hai là Church & Dwight, công ty nổi tiếng đến từ Mỹ với sản phẩm bao cao su Trojan. Hai “ông lớn” này hiện đang nắm giữ mạng lưới kênh phân phối bán lẻ chủ lực của thị trường.

Ngành công nghiệp bao cao su: Khi các ông lớn "giằng co" miếng bánh tỷ đô

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, thị trường bao cao su đang ngày càng khốc liệt hơn khi xuất hiện thêm hàng trăm cái tên mới, bao gồm cả công ty nội địa. Sự giành giật “chiếc bánh” tỷ đô buộc các thương hiệu phải không ngừng thay đổi, cải tiến mạnh mẽ về chất lượng, mẫu mã, cách thức phân phối cũng như gia tăng sự nhận biết sản phẩm với công chúng.

Tháng 1 năm 2016, nhằm nâng cao sự hiện diện ở thị trường Mỹ Latin, Reckitt Benckiser đã mua lại công ty sản xuất bao cao su và chất bôi trơn của Hypermarcas, doanh nghiệp sở hữu ba thương hiệu là Lov Lovexex, Jontex và Olla. Tháng  4 năm 2019, một công ty có trụ sở tại Argentina đã thiết kế một bao bì bao cao su cần tới 4 tay để mở gói, nhằm tạo ra nhận thức về tầm quan trọng của quan hệ tình dục thuận tình.

Ngoài ra, bán hàng trực tuyến trên các trang thương mại điện tử là cách được nhiều công ty nhỏ lựa chọn để cạnh tranh với các thương hiệu lớn. Chẳng hạn như trang web phân phối bao cao su tại thị trường Mỹ của Ansell – BuyCondoms.Online được ra mắt vào tháng 2 năm 2016. Theo dự báo, doanh số bán hàng trực tuyến cũng sẽ tăng trưởng hơn 20% trong giai đoạn 2019 – 2024.

Thị trường bao cao su tại Việt Nam

Không nằm ngoài xu hướng của thế giới, Việt Nam cũng là một quốc gia tiềm năng của bao cao su với quy mô dân số khoảng 96 triệu dân (đứng thứ 15 thế giới), số dân trong nhóm tuổi từ 24 – 45 (nhóm thường xuyên quan hệ tình dục) chiếm 29%. Một cuộc khảo sát được thực hiện trên internet cũng cho thấy hơn 85% nam giới tham gia khảo sát sử dụng bao cao su để phòng tránh thai an toàn khi quan hệ tình dục.

Ngành công nghiệp bao cao su: Khi các ông lớn "giằng co" miếng bánh tỷ đô

Số liệu của Tổng cục thống kê cũng chỉ ra rằng, trong giai đoạn 2011 – 2020, nhu cầu sử dụng bao cao su là khoảng 2,147 tỷ, thị trường cung cấp khoảng 1,751 tỉ bao. Tỷ lệ bỏ tiền túi để mua bao cao su tăng lên 70-80%, tương đương khoảng 1.029,486 tỷ đồng.

Hiện tại, có hơn 100 thương hiệu bao cao su tại Việt Nam, từ Âu đến Á, từ cao cấp đến bình dân. Tuy nhiên, trong số đó, chỉ có duy nhất một thương hiệu trong nước.

Bao cao su giả tràn lan

Không chỉ trong lĩnh vực sản xuất, sự tăng trưởng đáng kể của nhu cầu sử dụng bao cao su còn kéo theo sự phát triển nở rộ của việc kinh doanh mặt hàng này. Theo một chủ cửa hàng bán bao cao su tại TP.HCM, lời lãi có thể lên tới 300% bởi chi phí đầu tư không quá cao. Chỉ từ 20 triệu đồng là có thể mở được cửa hàng kinh doanh với đa dạng sản phẩm, giá cả.

Lợi nhuận siêu khủng nên có tới 85% bao cao su tại Việt Nam đều là hàng giả, không rõ nguồn gốc, theo số liệu của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình. Tháng 6 vừa qua, lô sản phẩm bao cao su và gel bôi trơn giả giá trị đến 6 tỷ đồng đã bị công an TP.HCM bắt giữ trước khi kịp tung ra thị trường. Nguyên nhân chính của tình trạng này xuất phát từ việc đa phần người dân chỉ quan tâm tới mẫu mã chứ không quan tâm tới xuất xứ của sản phẩm.

Ngành công nghiệp bao cao su: Khi các ông lớn "giằng co" miếng bánh tỷ đô

Thương hiệu ngoại thống trị

Nhắc tới bao cao su, Durex đang là cái tên “làm mưa làm gió” trên mạng xã hội Việt trong thời gian gần đây với những quảng cáo hài hước, dí dỏm và cực kỳ sáng tạo.

Theo thống kê của một trường đại học Kinh tế, tổng doanh thu bao cao su của Durex tại Việt Nam vào năm 2012 là 20.408.000 USD, tốc độ tăng trưởng trung bình là 10-15%/năm. Riêng trong năm 2013, con số này lên tới 30%. Trong năm 2018, 4,16 triệu bao cao su Durex được tiêu thụ. Tại các cửa hàng, mức độ bao phủ của thương hiệu đạt tới 90 – 95%. Song tỷ lệ sử dụng bao cao su Durex theo ước tính mới chỉ đạt khoảng 16%.

Ngành công nghiệp bao cao su: Khi các ông lớn "giằng co" miếng bánh tỷ đô

Theo sau Durex là Sagami – doanh nghiệp sản xuất bao cao su lớn thứ 2 tại Nhật Bản và nhãn hàng bao cao su Ok đến từ Mỹ. Cả hai chiếm thị phần khoảng gần 20%. Phần còn lại của thị trường được chia cho gần 100 thương hiệu khác, bao gồm cả Happy, bao cao su “made in Việt Nam” duy nhất do công ty Merufa (tiền thân là Xí nghiệp cao su y tế, thuộc Bộ Y tế) sản xuất.

Ngành công nghiệp bao cao su: Khi các ông lớn "giằng co" miếng bánh tỷ đô

Sự xuất hiện của nhân tố mới

Với một thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam, sự xuất hiện của các nhân tố mới là tất yếu. Trong số đó, nổi bật nhất phải kể đến Krabi – nhà sản xuất bao cao su nổi tiếng đến từ Thái Lan. Không chỉ gây ấn tượng bởi câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, đầy tính nhân văn, Krabi còn được đánh giá cao nhờ những sản phẩm chất lượng, đáp ứng thị hiếu người dùng.

Ngành công nghiệp bao cao su: Khi các ông lớn "giằng co" miếng bánh tỷ đô

6 sản phẩm hiện đang có tại Krabi bao gồm: bao cao su Krabi siêu mỏng; bao cao su Krabi có gai; bao cao su Krabi siêu mỏng hương bạc hà; bao cao su Krabi có gai và kéo dài thời gian; bao cao su Krabi trơn mỏng và kéo dài thời dài; bao cao su Krabi gân – gai – gel bôi trơn. Tất cả đều được chế tạo từ mủ cao su tự nhiên cao cấp nhất, không gây kích ứng hay khó chịu cho người dùng. Bên cạnh đó, các công nghệ sản xuất tiên tiến như công nghệ truyền nhiệt, bơm hơi gai… cũng được hãng áp dụng cho các sản phẩm, để mang đến những cảm giác mới mẻ, nâng cao trải nghiệm cho người dùng.

Với thông điệp “Chạm để gắn kết”, bao cao su Krabi sẽ đưa người dùng chạm tới những xúc chân thực nhất, sâu lắng nhất, để mỗi “cuộc yêu” đều là sự hòa quyện tuyệt đối của lứa đôi, đạt tới thăng hoa bất tận.

Nguồn tham khảo: Businesswire, Mordointelligence, Grandviewsearch, VnExpress, Lao động

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *