Hệ lụy khi bạn trẻ chưa sẵn sàng làm cha mẹ

Mang thai ở tuổi vị thành niên, chưa sẵn sàng làm cha mẹ là hậu quả của sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản. Điều này ảnh hưởng lớn đến tương lai, hạnh phúc, khả năng sinh sản sau này và những hệ lụy cho gia đình, xã hội.

Những ảnh hưởng của việc làm cha mẹ quá sớm

Mang thai ngoài ý muốn, lập gia đình tuổi vị thành niên làm thay đổi tâm lý, sức khỏe, vấn đề tài chính, tương lai… của một người mẹ trẻ:

Tâm lý:

Khi biết mình mang thai, nhiều cô gái sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi, không dám chia sẻ với người thân. Nhiều trường hợp do áp lực của gia đình và xã hội, lén lút phá thai ở những nơi không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hệ lụy khi bạn trẻ chưa sẵn sàng làm cha mẹ

Mang thai sớm, ngoài ý muốn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của bạn nữ

Nhiều bạn trẻ mang thai sớm phải tạm dừng việc học hoặc bỏ học, xa cách bạn bè, thầy cô. Người mẹ trẻ sẽ cảm thấy mình bị cô lập, mất giá trị trong mắt mọi người, làm tăng thêm cảm giác thất bại, lạc lõng. Một số em đã vì những mặc cảm đó mà dẫn đến những hành động đáng tiếc.

Nếu có tiến đến hôn nhân thì đều mang tính chất ràng buộc, chưa có kiến thức về đời sống hôn nhân, hầu hết nhanh chóng kết thúc bằng sự tan vỡ.

Tài chính:

Lập gia đình khi việc học còn dở dang, nhiều bạn trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn về vấn về tài chính, buộc phải phụ thuộc vào người khác để nuôi gia đình. Từ đó kéo theo việc sinh hoạt hàng ngày, dinh dưỡng cho con, nuôi nấng con sau này gặp nhiều trở ngại, thiếu chủ động, mặc cảm và tự ti. Trẻ sinh ra cũng khó được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Sức khoẻ thể chất:

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, các bà mẹ trẻ, đặc biệt tuổi vị thành niên có sức khỏe thể chất kém, có thể bỏ bê sức khỏe thể chất của mình trong khi phải chăm sóc cho con. Họ cũng bị hạn chế khả năng tiếp cận và hiểu biết về thực phẩm và ăn uống lành mạnh.

Hệ lụy khi bạn trẻ chưa sẵn sàng làm cha mẹ

Mang thai khi quá trẻ dễ mắc nhiều biến chứng thai nghén

Nếu mang thai ở tuổi vị thành viên dễ dẫn đến các biến chứng thai nghén như: tiền sản giật, thiếu máu, dễ sảy thai, đẻ non, nhiễm độc thai nghén, tăng nguy cơ tử vong ở người mẹ. Nhiều trường hợp do nạo, phá thai quá sớm, đặc biệt là khi thai nhi đã lớn dẫn đến biến chứng vô sinh, hiếm muộn, mãi mãi không thể làm mẹ được nữa.

Tác động đến đứa trẻ:

Tâm lý không tốt khi làm mẹ quá sớm cũng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu thai phụ luôn trong tình trạng lo lắng, muộn phiền, căng thẳng kéo dài thì em bé trong bụng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng theo. Con sinh ra có thể mắc các bệnh về tâm lý: tự kỷ hoặc tăng động, chậm phát triển, hay quấy khóc…

Hệ lụy khi bạn trẻ chưa sẵn sàng làm cha mẹ

Con sinh ra hay quấy khóc khi thai phụ căng thẳng kéo dài

Có thể thấy, việc làm cha, làm mẹ quá sớm sẽ để lại những hệ lụy không thể lường trước được cho bản thân cũng như gia đình và xã hội.

Tránh thai an toàn – Tránh tổn thương, hệ lụy đáng tiếc

Để tránh tình trạng mang thai quá sớm, làm cha mẹ khi chưa sẵn sàng, việc hiểu biết về giới tính và tình dục là vô cùng cần thiết.

Phụ huynh nên có biện pháp giáo dục kiến thức cơ bản để con ý thức được các vấn đề về tình dục, mối quan hệ với bạn khác giới để bảo vệ chính bản thân mình. Hãy trò chuyện với con thường xuyên hơn để hiểu rõ con mình cũng như những thay đổi của con.

Bản thân các bạn trẻ cũng cần tự tìm hiểu và nắm rõ những kiến thức về giới tính. Không quan hệ tình dục quá sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc nói trên.

Nếu đã đến tuổi trưởng thành, chín chắn trong mối quan hệ, chịu được trách nhiệm với hàng động của mình, hãy sử dụng bao cao su Krabi trong cuộc “yêu” để tránh thai an toàn và bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Hệ lụy khi bạn trẻ chưa sẵn sàng làm cha mẹ

Krabi là sản phẩm bao cao su chất lượng sản xuất tại Thái Lan, được kiểm định chặt chẽ và được Bộ Y tế chứng nhận an toàn cho sức khỏe. Bạn có thể mua sản phẩm tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *