Theo các nhà khoa học Mỹ, đến năm 2021, vaccine phòng chống HIV sẽ chính thức ra mắt. Tuy nhiên, ngay cả khi căn bệnh thế kỷ có thể được phòng ngừa bằng tiêm chủng, bạn vẫn cần tới những biện pháp bảo vệ để “yêu” an toàn.
>>“Yêu” ngày đèn đỏ, làm sao để an toàn cho cả hai?
HIV – nỗi ám ảnh của nhân loại
Xuất hiện lần đầu vào năm 1920, HIV đã từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho cả thế giới. Đây là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục – STI. Trong vòng 25 năm kể từ năm 1981 đến nay, HIV đã giết chết ít nhất 25 triệu người, cùng hàng chục triệu bệnh nhân vẫn đang từng ngày sống trong khổ sở với nó.
Trước năm 1996, người nhiễm H dường như ký sẵn bản án tử. Đến nay, sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra phương thuốc chữa khỏi bệnh mà chỉ có thể làm chậm quá trình phát triển của virus, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Thành tựu lớn nhất tính tới thời điểm hiện tại có lẽ là kế hoạch đưa vào tiêm chủng 3 loại vaccine phòng chống HIV. Cụ thể là HVTN 702, Imbokodo và Mosaico.
Vaccine H sẽ được đưa vào tiêm chủng trong năm 2021. Ảnh shuttersock
Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cho thấy HIV/AIDS gây ra cái chết cho khoảng 3500 người/năm, số người nhiễm mới khoảng 8000 người/năm. Ngoài ra, vẫn còn ít nhất khoảng 50.000 người nhiễm HIV sống trong cộng đồng mà chưa biết tình trạng nhiễm HIV của bản thân.
Làm thế nào để “yêu” an toàn khi vaccine chống HIV chưa xuất xưởng?
Theo thống kê, số người nhiễm HIV tại Việt Nam đa phần nằm trong độ tuổi từ chủ yếu là người trẻ. Cụ thể là nhóm tuổi từ 16-29 chiếm tỷ lệ 38%, nhóm tuổi 30-39 chiếm tỷ lệ 36%. Trong đó, có 63% ca lây nhiễm xuất phát từ việc quan hệ tình dục không an toàn.
Vậy làm thế nào để bạn chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và đối phương khi mà phải tới năm 2021, vaccine phòng HIV mới được sử dụng rộng rãi?
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
Ngoài đường tình dục, HIV còn lây nhiễm qua đường máu và từ mẹ sang con. Điều này có nghĩa là ngay cả khi bạn không quan hệ tình dục với người nhiễm H, bạn vẫn có thể mắc bệnh khi để máu của người bệnh tiếp xúc lên các vết thương hở.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp sớm phát hiện bệnh
Vì vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ, khoảng 6 tháng/lần là rất cần thiết. Bởi thời gian ủ bệnh của HIV kéo dài từ 1 – 6 tháng, tùy cơ địa. Trong thời gian này, bệnh thường chưa có triệu chứng cụ thể, rõ ràng nên rất khó để nhận biết.
Ngoài ra, kiểm tra sức khỏe thường xuyên còn giúp bạn phát hiện thêm nhiều loại bệnh khác (nếu có). Sùi mào gà, giang mai, lậu… cũng là những bệnh nguy hiểm, có thể lây lan qua đường tình dục mà bạn cần biết.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Công dụng của bao cao su không chỉ dừng lại ở việc ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn hiệu quả tới 98% mà còn là ở khả năng phòng tránh lây nhiễm STIs. Bao cao su tạo ra một rào cản giữ cho tinh dịch và các chất dịch cơ thể khác ra khỏi âm đạo, trực tràng hoặc miệng. Cho dù bạn quan hệ tình dục theo cách truyền thống hay áp dụng oral sex, bao cao su vẫn vô cùng hữu ích.
Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục vừa là cách “yêu” an toàn, vừa giúp cặp đôi đạt khoái cảm
Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những loại bao cao su chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để hạn chế rủi ro bị dị ứng với các thành phần của bao cao su. Chẳng hạn như bao cao su tự nhiên Krabi – sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín hàng đầu Thái Lan.
Được sản xuất từ mủ cao su thượng hạng cùng lượng gel bôi trơn cao cấp, bao cao su Krabi hoàn toàn không gây kích ứng cho người dùng. Sản phẩm có kích thước phù hợp với nam giới châu Á, gồm nhiều loại như bao cao su siêu mỏng, bao cao su gân – gai – gel bôi trơn, bao cao su siêu mỏng hương bạc hà… đáp ứng đa dạng nhu cầu của lứa đôi.